CÁC THỰC PHẨM CHỐNG DỊ ỨNG




Khi bàn đến việc giảm dị ứng một cách tự nhiên, chúng ta thường nghe nói đến các loại thực phẩm cần nên tránh, hơn là những loại thực phẩm cần nên ăn. Ví dụ, có khoảng 1/3 những người bị dị ứng phấn hoa, kèm theo hội chứng dị ứng nhẹ ở miệng như: ngứa, tê tê ở vùng môi, họng và miệng, khi ăn các loại trái cây hay rau.
Những ai bị dị ứng phấn hoa có thể sẽ dễ bị hội chứng dị ứng ở Miệng khi ăn táo, cherries, mận, hạnh nhân, và walnuts (quả óc chó). Và nếu cỏ phấn hương (còn gọi là ragweed) khiến quí vị bị nổi ban, hay lên sởi, quí vị có thể cũng bị dị ứng từ các loại dưa (melons), chuối, trà chamomile, hay echinacia trong bất kỳ hình thức nào.
Và quí vị cũng có thể nghe những lời khuyên là không nên uống sữa bò, hay ăn thịt trong thời gian lên ban sởi, vì các loại cỏ mà bò tiêu thụ có thể làm cho dị ứng tăng lên.

Tuy nhiên, may mắn là chúng ta còn có rất nhiều thực phẩm và dược thảo có thể giúp quí vị giảm đi dị ứng một cách tự nhiên. Đó là:

1/ Broccoli:
Chỉ cần một miếng broccoli thôi cũng đủ đem đến hai tác dụng trị liệu hiệu quả những triệu chứng dị ứng. Không những vì broccoli chứa một hàm lượng cao vitamin C có khả năng chống dị ứng, mà broccoli còn thuộc họ cải, có khả năng chống nghẹt mũi do bị viêm Xoang. Các nghiên cứu cho thấy là chỉ cần 500 mg vit. C mỗi ngày có thể khiến các triệu chứng dị ứng chấm dứt, và chỉ cần một cúp broccoli (khoảng 80 mg) cũng có tác dụng như trên.

2/ Cam Quít:

Để đạt được mức 500 mg vit C trong các nguồn thực phẩm, quí vị có thể quay về với cam, bưởi, chanh (lemon), và chanh vàng (lime). Một quả cam lớn chứa đựng 100 mg vit. C, trong khi một nửa quả bưởi chỉ chứa khoảng 60 mg. Đây là những loại trái khiến chúng ta ngạc nhiên vì không ngờ là có thể giúp chữa trị hội chứng Dị ứng.

3/ Cải xoăn – Kale:
Đừng ngưỡng mộ cải xoăn không thôi, mà quí vị hãy ăn. Món ăn ưu hạng này nằm trong nhóm họ cải, có hai tác dụng chống dị ứng, không khác gì broccoli. Cải xoăn cũng là một kho dự trữ chất carotenoid, một sắc tố có nhiệm vụ hỗ trợ việc chống dị ứng.

4. Collard Greens:

Quí vị hãy cho collard green vào thực đơn để chống dị ứng. Hóa chất thực vật trong collard green, mà thành phần chính là carotenoids, có thể chống dị ứng. Hãy gia tăng lượng carotenoids cho cơ thể, ăn một chút rau và một chút chất béo. Nấu sơ qua với dầu olive nhé.

5. Stinging Nettle:
Chúng ta không thể bàn đến các thực phẩm chống dị ứng mà không nhắc đến stinging nettle – cây lá ban, hay còn gọi là cây tầm ma, có thể kềm chế những chỗ sưng do dị ứng. Stinging nettle chứa đựng các histamine, một hóa chất được tiết ra trong lúc bị dị ứng, hầu có thể giúp quí vị chịu đựng nổi.

6. Butterbur:
Lá và rễ của butterbur shrub chứa một thành phần mang tên petasines, có khả năng chận các phản ứng đưa tới dị ứng. Butterbur hoạt động có hiệu quả không ? Các nhà khoa học đều nói Có, mặc dù butterbur không tốt cho trẻ em, và người lớn hơn 65 tuổi. 6 nghiên cứu từ Anh quốc cũng xem butterbur như một phương thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, rễ của loại cây này có nhiều chất pyrrolizidine alkaloids, có thể làm tổn thương Gan, vì thế các nhà dược thảo yêu cầu chúng ta hãy tìm mua các dược phẩm (từ butterbur) không có chất nói trên, hoặc hãy mua loại còn rất ít chất này.
Các nhà khoa học Thụy sĩ và Đức đã nhận thấy butterbur hữu hiệu như thuốc Zyrtec. Đồng thời có thể giảm hắt hơi, giảm ngứa, chống chẩy nước mũi, nghẹt mũi và chẩy nước mắt trong vòng 5 ngày.

7. Elderberries:
Elderberries tăng cường hệ Miễn nhiễm, và thường được xem là một cách trị bệnh Cúm thiên nhiên. Nhưng elderberries còn có khả năng chống dị ứng nữa. Quí vị hãy thử Elderberry wine, nước cốt, hoặc juice, có nhiều flavonoids có thể chống sưng.

8. Hành và Tỏi:
Hành và Tỏi có nhiều chất quercetin, vốn là một “vũ khí” bí mật chống dị ứng, và họat đông như là một chất antihistamine, không khác gì trong quả táo vậy.

9. Ngò tây – Parsley:
Theo Michael Castleman, tác giả quyển The New Healing Herbs - năm 2009). Ngò tây kềm chế sự tiết ra của histamine chống dị ứng. (Ngò tây có tính năng lợi tiểu, quí vị hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng nhé.

Christopher C. Nguyen, L.Ac., Ph.D.
sưu tầm