TRÀ DƯỢC THẢO ASHITABA – ASHITABA TEA



A/ DẪN NHẬP:

Trong vài năm qua, bên cạnh các sản phẩm trà dược thảo đang hiện diện tại Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta thường nghe nhắc trà Ashitaba đến từ Nhật Bản. Sau gần một thập niên đến với người tiêu thụ, trà Ashitaba đã trở thành quen thuộc với nhiều người, không chỉ vì hương vị, mà còn là những kết quả thực tế và tích cực trên sức khỏe con người.

B/ NGUỒN GỐC:

Trà dược thảo Ashitaba bắt nguồn từ một hòn đảo mang tên Hachi Jo của Nhật Bản, có nghĩa là đảo Trường Thọ, lý do là vì những cư dân sinh sống trên hòn đảo này đều rất mạnh khỏe, ít bệnh tật, và đặc biệt, có tuổi thọ rất cao, trung bình 92 tuổi, trong số đó, nhiều người đã thọ hơn 100 tuổi ! Đó là một hòn đảo có núi lửa đã ngưng hoạt động từ xa xưa, nằm trên một vị trí ưu đãi của thiên nhiên, có phong thổ hài hòa giữa khí hậu biển cả và đất liền, và cũng là nơi hội tụ của hai luồng khí ấm từ Thái Bình dương và luồng khí lạnh từ Bắc Băng Dương. Đất đai trên đảo vô cùng màu mỡ, vì được hình thành từ những tro bụi núi lửa lâu đời, trộn lẫn với một giải phù sa vô cùng phong phú các dưỡng chất thiên nhiên, vốn được bồi đắp bởi những đợt sóng biển mang tên Kurishio. Sóng biển Kurishio, tạm dịch là Hắc Triều, nghĩa là những đợt sóng biển màu đen. Những đợt sóng này quanh năm bồi đắp lên bờ biển những giải cát màu đen, chứa đựng rất nhiều khoáng chất, nhiều dưỡng chất thiên nhiên mà không một nơi nào so sánh được. Từ đó, trên hòn đảo này đã nẩy sinh một loại dược thảo mang tên Ashitaba, có dược tính độc nhất vô nhị trong muôn ngàn loại dược thảo tốt đẹp mà con người từng biết đến !

Lá Ashitaba, còn được gọi là Chiếc Lá của Ngày Mai, chỉ vì một lý do rất đơn giản, dù thật khó tin, đó là: Khi người ta ngắt một chiếc lá khỏi cành vào ngày hôm nay, thì ngay lập tức vào ngày hôm sau, một chiếc lá khác đã được mọc lên tại nơi đó để thay thế! Hiện tượng trên cho thấy, loại dược thảo này có một sức sống vô cùng mạnh mẽ. Ngay từ thế kỷ thứ 15, một tài liệu Đông y của triều đại nhà Minh - Trung Hoa cũng đã từng nhắc đến cây Ashitaba, do khả năng phát triển rất mạnh, và đặc biệt là càng dưới ánh nắng mặt trời mùa Hè, lá càng sinh sản rất nhiều diệp lục tố. Diệp lục tố là một tố chất khiến lá Ashitaba có một mầu xanh rất đẹp, chứng tỏ rằng, lá có sức chịu đựng ánh nắng mặt trời rất cao, mà không hề bị khô héo.

C/ SỰ PHÁT HIỆN VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA BÁC SĨ KIMMIE BABA:

Sự phát hiện ra cây Ashitaba bắt nguồn từ một cuộc khảo sát d hạn trên đảo Hachi Jo của một sinh viên Y khoa Nhật Bản, cô tên là Kimmie Baba. Luôn thắc mắc về một câu hỏi: “Tại sao cư dân trên hòn đảo này lại có tuổi thọ cao như thế ?”, do đó, khi có cơ hội, cô đã quyết định đến tận nơi để thực hiện cuộc khảo sát của mình ! Sau một thời gian, cô nhận thấy, phương pháp ăn uống của cư dân trên đảo không có gì khác biệt với các địa phương khác, duy chỉ có một điều, mỗi ngày họ đều thường xuyên uống trà pha bằng lá Ashitaba. Vài năm sau, tốt nghiệp Đại học Y khoa Osaka, bác sĩ Kimmie Baba đã dành ra nhiều năm trời để trồng và nghiên cứu sâu hơn về cây Ashitaba, cuối cùng đi đến kết luận về những đặc tính của dược thảo này như sau:

I/ Thành phần dưỡng chất: Lá Ashitaba hàm chứa 13 loại khoáng chất và kim loại cần thiết như: Calcium, Sodium, Potassium, Magnesium, Manganese, Iron… và 11 loại vitamins như: vitamin A, C, E, các loại vitamins B như: B1, B2, B6, B12, Biotin… và các dưỡng chất khác tên là coumarins, proteins, fibers, saponin… Nhưng quan trọng nhất, cây Ashitaba còn chứa đựng rất nhiều một loại hóa chất thực vật quan trọng có tên là "Chalcones". Theo kết quả khảo sát, Chalcones có công năng chống lão hóa cực mạnh, tăng cường sức mạnh của hệ miễn nhiễm và ngăn ngừa ung thư. Chalcones chính là một dưỡng chất hiếm hoi, mà ngay cả các loại kỳ hoa dị thảo trên thế giới cũng không hề có được với một hàm lượng phong phú như trong lá Ashitaba. Cây Ashitaba còn được người Nhật Bản ca tụng là King of Vegetables – Vua của các loại Rau, hoặc Longevity Herb – tức là Dược thảo Trường Thọ.

II/ Tác dụng: Với một thành phần dưỡng chất quan trọng và phong phú như trên, lá Ashitaba có công năng phòng chống các căn bệnh liên quan đến hệ Hô hấp như Suyễn, Ho, và các bệnh liên quan đến hệ Tiêu hóa như Gan, Mật, các rối loạn đường ruột như Táo bón, Trĩ. Loại lá này còn có khả năng chống nhiễm trùng Huyết, chống dị ứng Da, hạ cholesterol, điều chỉnh Huyết áp cao hoặc thấp, điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa sạn Thận, và các bệnh liên quan đến Thận, cũng như các bệnh hiếm muộn, bệnh Thấp khớp, ngăn chận sự phát triển của các tế bào Ung thư, và đặc biệt là kéo dài tuổi thọ.

Sau khi kết quả công trình nghiên cứu trên được công bố, dược tính thần kỳ của lá Ashitaba bắt đầu được truyền tụng khắp nơi. Đến đây thì một câu hỏi được đặt ra là: Vì sao trà dược thảo Ashitaba, sau một quá trình chế biến mà vẫn giữ được những đặc tính quí giá trên? Chính vì thừa hưởng được một lợi thế độc đáo của thiên nhiên, cộng với một qui trình khoa học trong việc trồng trọt, từ việc thu hái cho đến chế biến, nên lá trà Ashibata vẫn giữ được nguyên vẹn 100% thành phần dưỡng chất, mà không cần phải dùng đến bất kỳ một chất phụ gia nào như caffeine, hoặc các loại hóa chất bảo quản nào đó. Đó là một phương pháp chế biến độc đáo, bảo vệ được màu xanh của diệp lục tố trên lá, đồng thời không làm thất thoát các vitamins, các loại khoáng chất, và các dưỡng chất ôn hòa như Chalcones.

Các cuộc khảo sát khoa học của bác sĩ Kimie Baba còn cho thấy, Ashitaba tỏ ra hữu hiệu trong việc chống lại vi trùng, siêu vi trùng, chống lở loét – ung nhọt, và mạnh mẽ nhất là chống lại sự hình thành ung bướu, ức chế các loại ung thư Phổi và Da. Bên cạnh đó, sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia y tế tại Takara, Nhật Bản đã ghi nhận: cây Ashitaba có thể kích thích sự sản xuất của NGF – Nerve Growth Factor, tạm dịch là Nhân tố phát triển thần kinh, vốn là một yếu tố bổ sung cho việc điều trị bệnh Tiểu đường và quan trọng nhất là duy trì sức khỏe Não bộ, phòng chống bệnh Alzheimer’s.

D/ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHÁC:

Các cuộc nghiên cứu gần đây tại Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng đi đến kết luận, Chalcones có khả năng phòng chống các rối loạn Tim Mạch, Ung thư, chống lão hóa do cholesterol xấu (LDL) thặng dư, phòng chống các căn bệnh loãng Xương, Tiểu đường và ngay cả bệnh Alzheimer's.

I/ Bác sĩ Donald Buhler: thuộc Đại học Tiểu bang Oregan và các đồng nghiệp đã phát hiện, chỉ một liều lượng nhỏ Chalcones trong cây HOPS (là một loại thảo mộc dùng để chế biến các loại bia), có năng lực chống lão hóa mạnh gấp 6 lần các dưỡng chất chống lão hóa trong cam quít, mạnh gấp 4 lần trong đậu nành, và mạnh gấp 2 lần trong trà xanh. Trong khi đó, lượng Chalcones trong lá Ashitaba lại rất dồi dào.

II/ Nhà Vi sinh học Lynda Hayano: Là một chuyên gia vi sinh học Nhật Bản, bà Linda Hayano cho biết: “Nhờ vào các đặc tính giải độc và thanh lọc máu huyết của Ashitaba, mà các tế bào luôn vững mạnh. Do đó, hệ thống chuyển hóa, hệ miễn nhiễm, và các chức năng khác của cơ thể, nhất là Gan và Thận luôn hoạt động được tôt đẹp. Tiến trình lão hóa được làm chậm lại ngay từ các tế bào, và nhờ đó, các căn bệnh thoái hóa được ngăn ngừa”. Bà hiện là cư dân vùng San Francisco Bay, là chủ nhân của một nông trại mang tên Natural Health & Wellness Farm ở Morgan Hill – California, và cũng là người trồng Ashitaba từ nhiều năm nay. Sau hơn 10 năm dùng lá Ashitaba, bà đã phát biểu như sau: “Từ năm 69 tuổi, sau khi chứng kiến một người hàng xóm Đài loan hết bệnh Gout nhờ dùng Ashitaba, tôi đã quyết định trồng loại cây này, và dùng lá Ashitaba để pha trà hàng ngày. Bây giờ, tôi không còn lo ngại bị lão hóa nữa. Tuổi đời nay đã 80, nhưng tôi vẫn lo liệu được công việc hàng ngày, vẫn mạnh khỏe và yêu đời như người 50 tuổi !”

III/ Bác sĩ Đông y tên Kevin Lance Jones cũng đã nhận định như sau: “Hàng trăm năm nay, lá Ashitaba đã được các cư dân trên đảo Trường Thọ xem là một thực phẩm quí giá, và cũng là một dược thảo có công năng trị các bệnh như: bệnh cao Huyết áp, làm lợi tiểu mà không gây hại cho Thận, và rất hiệu quả trong việc giảm đau cho phụ nữ khi hành kinh, giảm các rối loạn trong thời kỳ mãn kinh. Hơn thế nữa, lá Ashitaba còn giúp điều trị các căn bệnh phụ khoa, tái lập sự quân bình hormone cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, cả trong các trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung.

D/ KẾT LUẬN:

Tổng kết những kết quả nghiên cứu khoa hoc nêu trên, những ích lợi nổi bật của trà Ashitaba có thể được kể như sau:

1/ Là loại trà dinh dưỡng rất thích hợp cho mọi lứa tuổi.

2/ Tăng cường sinh lực, chống mệt mỏi, giúp ngủ ngon.

3/ Điều hòa lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm huyết áp cao.

4/ Trợ lực hô hấp cho người có bệnh Suyễn.

5/ Thanh lọc máu huyết, giải độc cho gan, cải thiện bộ máy hô hấp.

6/ Giảm đau cơ bắp và khớp xương.

7/ Tăng cường sức mạnh của hệ miễn nhiễm, chống vi khuẩn.

8/ Tăng cường trí nhớ, phòng chống bệnh Alzheimer’s, gia tăng tuổi thọ.

9/ Chống lão hóa rất mạnh và giúp ngăn ngừa sự phát triển ung bướu.

Một điểm độc đáo nữa là trà dược thảo Ashitaba không làm dạ dầy cồn cào như các loại trà khác, ngay cả khi uống lúc đói bụng. Đó là một thức uống tuyệt vời, giúp tăng cường sinh lực và góp phần quan trọng vào việc phòng chống các căn bệnh nan y, duy trì sức khỏe cho con người.

Christopher C. Nguyen, L.Ac., Ph.D.

Tham khảo:

1/ Ohwi, Jisaburo (1965). Flora of Japan. Smithsonian Institution. pp. 683–684.

2/ Ceasar, L.K.; Cech, N.B. (July 11, 2016). "A Review of the Medicinal Uses and Pharmacology of Ashitaba". Planta Med. 82: 1236–45. doi:10.1055/s-0042-110496. PMID 27399234.

3/ Yao, Y.Z.; Li, S.H. (August 2015). "Chemical Constituents from Angelica keiskei". Zhong Yao Cai. 38 (8): 1656–1660. PMID 26983239.

4/ Correa, Camila R.; Chen, C-Y Oliver; Giancarlo, Aldini; Rasmussen, Helen; Ronchi, Carlos F.; Berchieri-Ronchi, Carolina; Cho, Soo-Muk; Blumberg, Jeffrey B.; Yeum, Kyung-Jin (Oct 2014). "Bioavailability of plant pigment phytochemicals in Angelica keiskei in older adults: A pilot absorption kinetic study". Nutr. Res. Pract. 8 (5): 550–557. doi:10.4162/nrp.2014.8.5.550. PMC 4198969. PMID 25324936.

5/ Watanabe, Fumio; Yabuta, Yukinori; Bito, Tomohiro; Teng, Fei (May 2014). "Vitamin B12-Containing Plant Food Sources for Vegetarians". Nutrients. 6 (5): 1861–1873. doi:10.3390/nu6051861. PMC 4042564. PMID 24803097.123–132..